Chia rẽ trên Mặt trận Bình dân La Lutte

Các đảng viên Đảng Cộng sản và những người theo Đệ Tứ Quốc tế vô sản còn lại xung quanh Tạ Thu Thâu đã chia rẽ để phản ứng với chính phủ Mặt trận Bình dân mới ở Pháp, vốn có sự ủng hộ của Đảng Cộng sản Pháp và sự ủng hộ của chính phủ Moskva.[14] Tạ Thu Thâu cho rằng sự chuyển hướng tả khuynh trong Quốc hội Pháp đã không mang lại kết quả mong muốn. Ông và các nhà hoạt động cần lao khác tiếp tục bị bắt, hy vọng về việc chuẩn bị cho một đại hội bình dân để đáp lại lời hứa của chính phủ cho việc tham vấn thuộc địa đã bị dập tắt.[15]

Đến năm 1937, những người ủng hộ đường lối Tạ Thu Thâu đã trở thành lực lượng thống trị ở La Lutte.[16] Vào tháng 5 năm 1937, Đảng Cộng sản cho ra đời một tờ báo mới của riêng mình, L'Avant Garde ('Tiền phong'), qua đó công kích Đệ Tứ Quốc tế vô sản. Sự chia rẽ ở La Lutte đạt đỉnh điểm vào ngày 14 tháng 6 năm 1937, khi Đảng Cộng sản từ chối ủng hộ một đề nghị của Tạ Thu Thâu chống lại chính phủ Mặt trận Bình dân.[17] Những người theo Đệ Tứ Quốc tế đã công khai đổ lỗi cho Đảng Cộng sản Pháp về sự chia rẽ này.[18]

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: La Lutte https://books.google.com/books?id=8eVVjytDyS4C&pg=... https://books.google.com/books?id=9DusAAAAIAAJ https://books.google.com/books?id=EpuLWVqCC1AC&pg=... https://books.google.com/books?id=XPMt03ckruUC&pg=... https://books.google.com/books?id=XPMt03ckruUC&pg=... https://books.google.com/books?id=ZyojiGojzyYC&pg=... https://books.google.com/books?id=_eUtQjseKaIC&pg=... https://books.google.com/books?id=_eUtQjseKaIC&pg=... https://books.google.com/books?id=isYoflzvVYkC&pg=... https://books.google.com/books?id=jzUz9lKn6PEC&pg=...